Quản trị doanh nghiệp là gì? Các công bố khoa học về Quản trị doanh nghiệp

Quản trị doanh nghiệp là quá trình điều hành và quản lý một doanh nghiệp để đạt được mục tiêu kinh doanh và tối ưu hóa hiệu quả hoạt động. Quản trị doanh nghiệp...

Quản trị doanh nghiệp là quá trình điều hành và quản lý một doanh nghiệp để đạt được mục tiêu kinh doanh và tối ưu hóa hiệu quả hoạt động. Quản trị doanh nghiệp bao gồm nhiều khía cạnh như quản lý nhân sự, tài chính, sản xuất, tiếp thị, quảng cáo và hỗ trợ khách hàng. Các quyết định quản trị doanh nghiệp mang tính chiến lược và ảnh hưởng đến sự phát triển và thành công của doanh nghiệp trong dài hạn. Để quản trị doanh nghiệp hiệu quả, người quản lý cần phải có kiến thức chuyên môn sâu và kỹ năng lãnh đạo, quản lý tốt, tình hình thị trường và có khả năng đưa ra các quyết định đúng đắn.
Quản trị doanh nghiệp cũng bao gồm việc xây dựng và theo dõi các chỉ số hiệu suất kinh doanh như lợi nhuận, doanh số, chi phí và hiệu quả hoạt động. Ngoài ra, quản trị doanh nghiệp cũng đòi hỏi người quản lý phải thiết lập mô hình quản lý chính xác, xây dựng văn hóa doanh nghiệp tích cực, và quản lý rủi ro kinh doanh.

Ngoài ra, quản trị doanh nghiệp thường phải đối mặt với nhiều thách thức và biến đổi từ môi trường kinh doanh, công nghệ, quy định pháp luật, và sự cạnh tranh. Do đó, sự linh hoạt, sáng tạo, và kiến thức liên tục cập nhật là rất quan trọng để thành công trong quản trị doanh nghiệp.
Trong quản trị doanh nghiệp, người quản lý cũng cần phải xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với các bên liên quan như khách hàng, nhà cung cấp, đối tác và cộng đồng. Đây là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự hỗ trợ, ủng hộ và tăng cường uy tín của doanh nghiệp.

Ngoài ra, việc quản lý tài nguyên con người cũng là một phần quan trọng trong quản trị doanh nghiệp. Đây bao gồm việc tuyển dụng, đào tạo, phát triển và duy trì một lực lượng lao động chất lượng cao, có động lực và trung thành để phục vụ mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.

Cuối cùng, công tác quản trị rủi ro cũng đóng vai trò quan trọng trong quản trị doanh nghiệp để đảm bảo rằng mọi hoạt động kinh doanh diễn ra một cách an toàn và ổn định.

Danh sách công bố khoa học về chủ đề "quản trị doanh nghiệp":

Gắn quản trị nhân sự với trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
VNU JOURNAL OF ECONOMICS AND BUSINESS - Tập 26 Số 4 - 2010
Tóm tắt. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate Social Responsibility - CSR) là sự phối hợp hài hòa các yếu tố môi trường và xã hội trong các quyết định và hoạt động của doanh nghiệp nhằm đảm bảo doanh nghiệp quản lý hiệu quả những lợi ích khác nhau của các cá nhân, doanh nghiệp và xã hội. Từ thập niên 1980, CSR đã trở thành một chiến lược quan trọng của doanh nghiệp. Ngày càng có nhiều doanh nghiệp nhận thức rằng họ không thể chỉ đạt duy nhất mục đích tối đa hóa lợi nhuận mà còn phải thực hiện các trách nhiệm đối với xã hội. Bài nghiên cứu này nhằm mục đích làm rõ hơn các nhân tố chính của CSR, xu thế của CSR và hướng dẫn việc lồng ghép các hoạt động quản trị nhân sự (Human Resource Management - HRM) với CSR.
Quản trị nguồn nhân lực và sự gắn kết của người lao động với doanh nghiệp
VNU JOURNAL OF ECONOMICS AND BUSINESS - Tập 29 Số 4 - 2013
Tóm tắt: Bài viết lược khảo lý thuyết và các nghiên cứu liên quan để xây dựng và kiểm định mô hình các nhân tố thực tiễn quản trị nguồn nhân lực tác động đến sự gắn kết của người lao động với doanh nghiệp tại Công ty Cổ phần Đông Á. Mô hình kế thừa có điều chỉnh thang đo của Singh (2004) và Mowday và cộng sự (1979). Phương pháp đánh giá độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA được sử dụng để sàng lọc và rút trích các nhân tố đạt yêu cầu. Kết quả ước lượng mô hình hồi quy cho thấy cơ hội phát triển nghề nghiệp, chế độ đãi ngộ lương thưởng và hệ thống bản mô tả công việc là 3 nhân tố quan trọng tác động cùng chiều đến sự gắn kết với doanh nghiệp. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, một số giải pháp được đề xuất nhằm hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực và nâng cao sự gắn kết của người lao động với doanh nghiệp.Từ khóa: Quản trị nguồn nhân lực, sự gắn kết, phát triển nghề nghiệp, đãi ngộ lương thưởng, bản mô tả công việc.
Mô hình quản trị rủi ro doanh nghiệp theo thông lệ quốc tế
Tạp chí Dầu khí - Tập 1 - Trang 53-60 - 2018
Quản trị rủi ro tốt giúp doanh nghiệp kiểm soát và hạn chế thấp nhất thiệt hại khi các rủi ro xảy ra thông qua việc kịp thời triển khai các giải pháp ứng phó đã được chuẩn bịtrước đó. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn đang thiếu các quy định, hướng dẫn và công cụ hỗ trợ doanh nghiệp triển khai hiệu quả hệ thống quản trị rủi ro. Bài báo phân tích sự cần thiết của công tác quản trị rủi ro, giới thiệu các mô hình quản trị rủi ro doanh nghiệp theo thông lệ tốt đang được áp dụng trên thế giới hiện nay.
#Risk management #enterprise risk management
Tác động của quản trị công ty đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp: nghiên cứu thực nghiệm từ các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán VIệt Nam
Nghiên cứu này kiểm chứng tác động của quản trị công ty đến hiệu quả hoạt động của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam giai đoạn 2008 – 2018. Tác giả sử dụng phương pháp GMM với bộ dữ liệu gồm 479 công ty gồm 5.269 quan sát. Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối tương quan thuận chiều giữa quyền kiêm nhiệm (CEOKN), quy mô ban kiểm soát (QMBKS) với hiệu quả hoạt động doanh nghiệp và mối tương quan ngược chiều giữa thành viên hội đồng quản trị độc lập (TVHĐQTĐL) với hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. Nghiên cứu xem xét đến mối quan hệ phi tuyến giữa sở hữu tập trung và hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. Kết quả cho thấy không có bằng chứng kết luận về mối quan hệ phi tuyến giữa sở hữu tập trung và hiệu quả hoạt động doanh nghiệp.
#Quản trị công ty #hiệu quả hoạt động #TTCK Việt Nam #phương pháp GMM.
Quản trị rủi ro chuỗi cung ứng Hướng tiếp cận mới cho doanh nghiệp Việt Nam
VNU JOURNAL OF ECONOMICS AND BUSINESS - Tập 29 Số 1 - 2013
Tóm tắt: Việc giảm thiểu rủi ro trong chuỗi cung ứng đang là bài toán đặt ra đối với nhiều quốc gia, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Bài viết phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro chuỗi cung ứng gồm: nguồn lực, quan hệ và hiệu suất vận hành doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng việc các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng cần tăng cường quan hệ hợp tác song phương và đa phương với các đối tác trong chuỗi trên cơ sở sử dụng tối đa nguồn lực doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu suất chuỗi cung ứng là một giải pháp tối ưu cho việc quản trị rủi ro cho doanh nghiệp.Từ khóa: Quản trị rủi ro, chuỗi cung ứng, nguồn lực, hiệu suất, mạng lưới quan hệ.
Xác định nhu cầu nhân lực quan hệ công chúng trình độ đại học của các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
Quan hệ công chúng (PR) và nhu cầu nhân lực PR đang nhận được sự quan tâm của các nhà tuyển dụng, của thí sinh trước khi chọn ngành học và của xã hội. Để xác định được nhu cầu PR, nghiên cứu này đã sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp, kết hợp cả định tính và định lượng. Nghiên cứu đã thu thập 100 bảng thông tin tuyển dụng, phỏng vấn sâu 15 chuyên gia và khảo sát 228 doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhu cầu số lượng nhân lực PR đang tăng từ 2016 đến 2025 và dự báo tiếp tục tăng trong giai đoạn 2025 – 2030. Đường xu hướng nhu cầu số lượng nhân lực PR có dạng y = –1.178x2 + 32.067x + 21.283. Nhu cầu về chất lượng nhân lực PR của các doanh nghiệp được xác định bởi 5 nhân tố: năng lực chuyên môn, năng lực cá thể, năng lực phương pháp, năng lực xã hội và năng lực thái độ, với 23 thang đo. Kết quả này góp phần làm sáng tỏ cơ sở khoa học của việc xác định nhu cầu nhân lực về số lượng và chất lượng, đồng thời giúp các cơ sở đào tạo có định hướng trong việc mở ngành, xác định chỉ tiêu, xây dựng chương trình và tổ chức đào tạo để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp.
#Nhân lực PR #nhu cầu nhân lực PR #doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin hữu ích của kế toán quản trị chiến lược cho việc ra quyết định chiến lược trong các doanh nghiệp
Môi trường kinh doanh ngày càng năng động nên việc cung cấp thông tin chiến lược phù hợp đóng một vai trò quan trọng cho việc xây dựng và thực hiện chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp (DN). Kế toán quản trị chiến lược (SMA) ra đời đã đáp ứng được những điều kiện cần thiết bởi nó được tích hợp các điểm quan trọng từ kế toán quản trị và marketing trong khuôn khổ quản trị chiến lược. Với các phương pháp kỹ thuật hiện đại, SMA đã cung cấp các thông tin nội bộ và tập trung thông tin bên ngoài, cả thông tin tài chính và phi tài chính, là thông tin hữu ích cho việc ra quyết định chiến lược, mang lại lợi thế cạnh tranh và hiệu quả hoạt động kinh doanh cho DN. Bài viết nhằm giới thiệu về SMA, các kỹ thuật của SMA và vai trò của SMA trong các DN. Trên cơ sở đó đưa ra một số định hướng nhằm thúc đẩy việc áp dụng SMA trong các DN Việt Nam.
#kế toán quản trị #Kế toán quản trị chiến lược #marketing
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị chiến lược trong các doanh nghiệp Việt Nam
Mục đích chính của bài viết là đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố đặc điểm doanh nghiệp, cơ cấu tổ chức, chiến lược kinh doanh, định hướng thị trường và kỹ thuật công nghệ thông tin đến việc áp dụng kế toán quản trị chiến lược (Strategic Management Accounting – SMA) tại các doanh nghiệp (DN) Việt Nam. Dữ liệu khảo sát được thu thập từ 311 DN, phân bổ ở nhiều địa phương và hoạt động trong các lĩnh vực kinh doanh khác nhau. Kết quả nghiên cứu cho thấy các nhân tố được khảo sát đều ảnh hưởng đến mức độ áp dụng SMA, nhưng các kỹ thuật SMA cụ thể bị ảnh hưởng là khác nhau. Cơ cấu tổ chức, chiến lược kinh doanh và định hướng thị trường ảnh hưởng đến việc áp dụng các kỹ thuật SMA định hướng ra thị trường. Trong khi đó, các nhân tố đặc điểm DN, cơ cấu tổ chức, định hướng thị trường, kỹ thuật công nghệ thông tin ảnh hưởng đến việc áp dụng các kỹ thuật SMA hướng tới chi phí và đánh giá hiệu quả hoạt động. Mặt khác, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, dù số lượng DN áp dụng đầy đủ nội dung của các kỹ thuật SMA chưa cao, nhưng các DN Việt Nam đã quan tâm và có sử dụng kế toán như công cụ để cung cấp thông tin định hướng chiến lược.
#Doanh nghiệp Việt Nam #kế toán quản trị chiến lược #nhân tố ảnh hưởng
Các bằng chứng thực nghiệm về tác động của quản trị rủi ro tới giá trị doanh nghiệp
VNU JOURNAL OF ECONOMICS AND BUSINESS - Tập 31 Số 3 - 2015
Bài viết tìm hiểu tác động của quản trị rủi ro doanh nghiệp đối với giá trị doanh nghiệp thông qua việc khảo sát các nghiên cứu trong quá khứ. Phần lớn các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy, quản trị rủi ro có tác động tích cực tới giá trị của các doanh nghiệp; tuy nhiên, vẫn có một số nghiên cứu cho thấy giá trị doanh nghiệp giảm hoặc không tăng dưới tác động của quản trị rủi ro. Điều này được lý giải là do một số nguyên nhân như: sự khác nhau về quy mô, lợi nhuận, tốc độ tăng trưởng kinh doanh, mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính, tỷ lệ phân chia cổ tức của doanh nghiệp… Dựa vào kết quả khảo sát, bài viết đề xuất một mô hình nghiên cứu nhằm đo lường tác động của quản trị rủi ro đối với giá trị doanh nghiệp cho các doanh nghiệp Việt Nam.Từ khóa: Rủi ro tài chính, quản trị rủi ro tài chính, giá trị doanh nghiệp.
Giá trị công ty có quan trọng đối với công bố thông tin doanh nghiệp? Nghiên cứu công bố thông tin liên quan đến covid-19 của các công ty niêm yết Việt Nam
Hiện nay đã có các nghiên cứu về mối quan hệ giữa giá trị doanh nghiệp (DN) và công bố thông tin (CBTT), nhưng mối liên hệ này trong đại dịch COVID-19 và khủng hoảng kinh tế còn rất ít được biết đến. Nghiên cứu này kiểm chứng xem giá trị DN có ảnh hưởng đến CBTT của các công ty niêm yết ở Việt Nam vào năm 2021, năm thứ hai sau đại dịch. Bài viết đánh giá mối liên hệ này qua phân tích hồi quy sử dụng Tobin's Q làm thước đo giá trị DN và đo lường CBTT liên quan đến COVID-19 để làm đại diện cho việc CBTT của DN. Mô hình hồi quy còn bao gồm các biến kiểm soát phản ánh hồ sơ và quản trị công ty. Mẫu bao gồm 100 công ty niêm yết hàng đầu của Việt Nam theo vốn hóa thị trường vào năm 2021. Kết quả cho thấy, tác động tiêu cực của giá trị DN đến CBTT, phản ánh đánh giá của thị trường có thể ảnh hưởng đến quyết định CBTT của DN trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế do đại dịch gây ra.
#Công bố thông tin #công bố thông tin Covid-19 #quản trị công ty #giá trị công ty #công ty niêm yết Việt Nam
Tổng số: 68   
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
  • 6
  • 7